Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Dịch vụ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Chưa cập nhật email

Địa chỉ: Xã Thạnh Hội, Thành Phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc. Về một nền văn hóa thời tiền sử đã tồn tại trên cù lao: những di tích khảo cổ ở Đông Nam Bộ được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX như: Mỹ Lộc, Bến Đò,… thì Cù Lao Rùa là di tích được biết đến đầu tiên và được các nhà nghiên cứu người Pháp sưu tập, khai quật, ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Về một nền văn hóa thời tiền sử đã tồn tại trên cù lao: những di tích khảo cổ ở Đông Nam Bộ được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX như: Mỹ Lộc, Bến Đò,… thì Cù Lao Rùa là di tích được biết đến đầu tiên và được các nhà nghiên cứu người Pháp sưu tập, khai quật, công bố từ lâu trong giới khảo cổ học nước ngoài biết đến nhiều nhất và họ xếp di tích này vào thời đá mới hậu kỳ.Và qua nhiều lần điều tra, thám sát của các nhà khảo cổ thuộc Việc Khoa học Xã hội vùng Nam bộ vào năm 1976, 1998, 1999, 2000, 2001.

Đó là vào năm 2003, di tích này được tổ chức khai quật có qui mô gần 400m2, với 5 hố đào đã phát hiện nhiều di vật có giá trị cao.Kết quả thu được bộ răng voi, 1.254 hiện vật nguyên vẹn  bằng đá và đất nung (rìu các loại, bàn mài các loại, khuôn đúc, đục các loại, vòng tay, bi gốm, dọi se sợi, gốm tròn, cuốc, dao, và đồ tùy táng); phục chế hình dạng của hiện vật  bằng cách kết gắn từ những gớm rời nhau lại được 48 hiện vật gốm (Bát bồng, nồi, chậu, đĩa chân cao, tô lớn, âu, hủ,..); thống kê phân loại 85.901 mảnh gốm, gốm mộ táng có 6.791 mảnh, trong đó phân loại, loại hình, chất liệu, màu sắc, gốm tô màu, xương gốm, hoa văn trang trí,...

Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng đã nhận định trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học thời tiền sử Bình Dương – tháng 9 năm 2006: Cuộc khai quật lần này, kết hợp với những đợt thám sát di tích cho thấy Cù Lao Rùa là khu di tích cư trú- mộ táng. Di tích cư trú với nhiều công cụ bằng đá và hàng ngàn mảnh gốm vỡ các loại; di tích mộ táng với việc phát hiện 12 mộ. Sau hơn 100 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên khảo cổ học phát hiện mộ táng một di tích có niên đại sớm như di tích Cù Lao Rùa. Với phát hiện này di tích Cù Lao Rùa đã mở ra một hướng tiếp cận mới về táng thức, cơ tầng kinh tế – xã hội của cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam Bộ.

Về kinh tế: qua bộ sưu tập công cụ bằng đá cho thấy cộng đồng cư dân Cù Lao Rùa tiền sử làm nông nghiệp dùng cuốc trên vùng phù sa từ dòng chảy của sông Đồng Nai, họ còn khai thác những sản vật từ rừng, đánh bắt cá. Những chứng tích về ngành  thủ công như chế tác công cụ đá, đồ trang sức, đồ gốm, dệt vải, và luyện kim vào giai đọan cuối của khu vực này.

Về xã hội: hiện vật được tìm thấy trong mộ táng, qua cách sắp xếp cho thấy sự phân tầng xã hội cư dân Cù Lao Rùa chưa xảy ra. Các loại vật tùy táng chôn theo như nồi, bát bồng, bình gốm,...là những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của con người trong quan niệm khá phổ biến của công đồng cư dân tiến sử – chết là sống ở một thế giới khác.

Về văn hóa: những hiện vật công cụ đá mang tính nghi lễ được tìm thấy trong mộ táng như 02 chiếc cuốc (hiện đang trưng bày tại bảo tàng Bình Dương) được chế tác hòan thiện, sử dụng chế tác đối xứng, độ cong đều của lưỡi cuốc là sự biểu hiện về ý thức hòan hảo trong tạo hình một hiện vật cụ thể và những chiếc bát bồng gốm chân cao, khắc vạch hoa văn tuyệt đẹp.... Vì vậy, cư dân Cù Lao Rùa nói riêng và trong cộng đồng cư dân Đông Nam Bộ thời tiền sử là một cộng đồng có ý thức rất cao trong việc thích nghi với từng hòan cảnh cụ thể trong hoạt động sống của mình.

Di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Qua cuộc khai quật năm 2003, di tích này một lần nữa cung cấp những tư liệu mới về lịch sử văn hoá cổ Bình Dương nói riêng và cả Đông Nam Bộ nói chung, góp phần vào hoạch định tổng thể xây dựng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – văn hoá, gìn giữ được các di sản văn hoá, nhất là văn hoá cổ – truyền thống Đông Nam Bộ và của Việt Nam.

Về cộng đồng cư dân lập nghiệp hơn 300 năm trên đất cù lao:

Vào năm 1766, cư dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng do chiến tranh khốc liệt đói khổ, chạy trốn truy đuổi của chính quyền phong kiến và trốn lính đã vượt biển, ngược dòng sông Lòng tàu đến Cù Lao rùa lập nghiệp. Sau đó có ít người Hoa (họ Ôn, Đường, Dương), đã sang Đại Việt, cùng với lưu dân người Việt khai phá đất Cù Lao trồng cây, cấy lúa dọc mé sông, với các giống lúa Baxe, Chùm cụt … Đến năm 1851, trên toàn Cù Lao đã có 360 khẩu. Hiện nay, tại đây có khoảng hơn 2500 người.

Nếu du khách đứng trên núi Bửu Long (Biên Hòa) hay núi Châu thới (Dĩ An) phóng tầm mắt, với óc tưởng tượng nhìn Cù Lao Rùa giống hình con rùa thần nổi bồng bềnh giữa dòng sông Đồng Nai. Đồi đá cao (Tân Hội) là đầu rùa. Cồn đá là lưỡi rùa. Giữa hai đồi có rừng cây (gần bến đò Tân Hội) dài 300 mét, rộng 100 mét là cổ rùa. Làng Nhựt Thạnh và đồng ruộng Tân Hội là thân rùa. Cồn Khai long nhọn lấn ra ngã ba sông Cái là đuôi rùa.

Xưa kia, trong các hang đá tại đây còn có loài rùa đen và vàng sinh trưởng. Đêm về tháng 5, tháng 6, rùa thường bò ra khỏi hang ăn cỏ non. Người đi làm ruộng sớm thường bắt được rùa con. Có con lớn nặng đến 5 ký.

Trên các đồi đá lớn và nhỏ có nhiều loại gỗ quý như: Dầu, Sao, Bời Lời, Lòng Mức, Giáng Hương… nhiều cây ăn trái như: Mít, Xoài, Sấu và nhiều loại dây leo (mây, trường) dùng làm võng, nài cày. Ngoài ra, vùng này còn có Cọp, Heo rừng, nhiều Chồn, Chim ó, Hoàng anh, Tu hú, Vành khuyên, Két, Rù rì, Chèo bẻo…

Vào năm 1848, khi cuộc sống ổn định, nhân dân đã góp tiền lập đình thần ở 02 làng Tân Hội và Nhựt Thanh, miếu thờ, nhà vuông và xây chùa thờ Phật. Năm 1851, vua Tự Đức có sắc phong đình thần Thạnh Hội, thờ thần hoàng bổn cảnh, nhớ ơn người có công khai phá, bảo vệ vùng đất Cù Lao. Tại đình thần có ghi dấu ấn kiến trúc của người Việt, với khát vọng chinh phục thiên nhiên. Những bức phù điêu sơn thủy, với hình tượng “Cá Hóa Rồng” gợi nhớ về phong cảnh quê hương cũ và mong ước cuộc sống thánh thiện nơi đất mới. Cổng tam quan của đình đắp nổi hình hổ chầu, voi phục với hoài bão bắt thú dữ phải thần phục con người và tăng thêm uy lực của thần linh. Tại đình có nhà túc làm nơi nghỉ ngơi của vua quan khi du hành, dán các bố cáo, công văn của chính quyền, quan viên địa phương hội họp bàn bạc việc làng, lễ hội. Cứ vào ngày sóc (mồng một) và vọng (rằm), dân chúng tụ tập tại nhà túc để nghe tuyên đọc các mệnh lệnh của chính quyền, quy ước của làng. Ở các ấp còn có nhà vuông (nền, mái vuông) thờ Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) nơi cúng thanh minh (sinh linh không có người chăm sóc mồ mả giỗ cúng) và là nơi hội họp bàn bạc công việc của xóm ấp. Người quá cố được thân nhân đem lễ vật và cặp vịt đến Nhà vuông tạ ơn thần hoàng, thổ địa. Các tộc họ lớn như họ Mai, họ Dương có nhà từ đường, thờ Thủy tổ (hiện nay còn 02 nhà cổ trăm năm của tộc họ Mai, kiến trúc theo kiểu nhà rường của người Việt cổ, với 03 gian hai chái, 06 hàng cột).

Trên đất Cù Lao xưa còn có thờ Bà Đại càn quốc gia Nam hải. Lớp các cụ lục, bát tuần đã nằm lòng về sự tích này. Bà là chánh hậu Vua Hùng sinh được 01 con trai. Nhưng do chế độ phong kiến hình thành, mâu thuẫn quyền lực nảy sinh, bọn gian thần đã lấy cắp bộ sinh dục của con trai và đày mẹ con Bà ra đảo xa. Khi đến cửa Càn thuộc huyện Diễn Châu (Nghệ An) bị một trận cuồng phong đắm thuyền. Hai mẹ con Bà chết. Dân chài đã vớt xác hai mẹ con Bà chôn cất và lập miếu thờ. Nhiều người tin, Bà hiển linh, phù hộ cho dân chài ăn nên làm ra, đánh bắt nhiều cá. Lưu dân người Việt đi lập nghiệp ở Cù Lao Rùa mang theo tâm linh này thờ và biết ơn Bà đã phù trợ cho dân vượt biển an toàn. Hàng năm vào ngày 16/12 (âm lịch), dân làng, kể cả những người làm ăn xa đều có mặt tại đình thần và các nhà vuông dự lễ. Lễ hội miếu Bà, thường có múa bóng, tái hiện cảnh vượt biển xưa.

Nhà khảo cứu lịch sử Phan Kế Binh đã nhận xét : “Múa bóng lễ hội cúng Bà còn đẹp hơn khiêu vũ của các bà đầm bên Tây” Truyền thống đoàn kết sống chan hòa đó đã động viên nhau vượt qua mọi thử thách gian khổ của cộng đồng dân cư trong quá khứ và hiện tại.

Lưu dân Việt đến quê hương mới những phong tục sinh hoạt của người Việt cổ. Quanh nhà thường trồng cau, vừa xuất khẩu cau khô sang các nước bạn có thu nhập. Lớp cư dân xưa từ trai, gái, già, trẻ đều có tục ăn trầu, xỉa thuốc. Đàn ông thường hay hút thuốc bánh. Cách ngày nay không lâu còn có nhiều cụ ông búi tó, mặc quần lá nem, lưng vặn, áo bà ba đen. Nữ mặc quần áo bà ba có túi (bâu). Ngày giỗ tết đàn ông mặc áo dài xuyến, đội khăn đóng, đi chân đất.

Dù trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, chẳng những đã bảo lưu mà còn cảm hóa mọi tầng lớp cư dân cùng người Việt sống hào hiệp, bao dung, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn cơ nhỡ. Bà Mai Thị Dú, cháu gái đời thứ 3 họ Mai đã hiến một phần ruộng đất cho tộc họ để thu hoa lợi thờ cúng tổ tiên và trích một phần cứu giúp người nghèo. Truyền thống đó sau này được con cháu họ Mai đời thứ 7 và 8, vận động xây dựng quỹ khuyến đức, khuyến tài, giúp đỡ cho các cháu nghèo học giỏi, thành đạt. Trên tấm bia mộ ông tổ họ Mai, cao sừng sững, tô đá rửa nổi bật dòng chữ, khuyến đức con cháu :

“Đầu trần chân đất khai hoang

Kết đoàn các họ lập làng an cư

Suốt đời trung hiếu làm đầu

Tình làng nghĩa xóm là câu sửa mình”.

Tuy cách biệt với đất liền và bị quân giặc thường đánh phá ác liệt, nhưng suốt hai thời kỳ kháng chiến Cù lao rùa vẫn là pháo đài, hiên ngang chống giặc.

Trước Cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến, nhiều thanh niên đã giác ngộ đi theo cách mạng, tham gia bộ đội, và trở thành những sĩ quan, cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội. Vừa qua, Thạnh Hội được Đảng và Nhà nước tôn vinh 03 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, công nhận 74 liệt sĩ, người có công với nước. Năm 1948, ông Trần Công An đã gan dạ dùng mìn đánh sập hệ thống tháp canh bằng bê tông cốt sắt của Pháp ở cầu Bà Kiên, mở ra chiến thuật đánh đặc công của quân đội ta. Ong được phong hàm đại tá và là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đất Cù Lao còn sớm khơi dậy tinh thần thượng võ của dân tộc. Từ năm 1912, làng Nhựt Thạnh đã nổi tiếng với đội ghe đua. Ghe làng Nhựt Thạnh được trang trí rất hấp dẫn. Ghe được đóng bằng gỗ tốt, sơn son thếp vàng. Mũi ghe nổi lên hình chim phụng, cắm cờ nheo. Đằng lái, phấp phới cờ vuông, giữa đỏ rực, xung quanh vàng, tua xanh sặc sỡ. Mỗi ghe có 22 vận động viên (kể cả chèo mũi và lái) khỏe, có chân đùi ếch tay cuồn cuộn bắp thịt như vận động viên thể hình. Mình ở trần mặc quần xà lỏn. Mỗi lần đua, cổ động viên đánh phèn la, trống hò reo náo nhiệt. Nhiều cuộc đua với các đội Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Gia Định, đội ghe Nhựt Thạnh thường được giải cao.

Vào các dịp lễ hội, đón tết, vui xuân thường tổ chức đấu võ đài, cờ tướng thật xôm tụ. Chẳng những là di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, Cù Lao Rùa còn là một trong 30 danh thắng của Nam Bộ. Đó là vào thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả cảnh đẹp Cù Lao Rùa trong bài thơ Đường luật “Qui dự vân hà” (Ráng chiều Cù Lao rùa). Hai câu thực miêu tả Cù Lao rùa dưới nắng chiều rực rỡ.

Bán sơn hoành khải thiên hoa động

Cánh ngạn tà phi ngũ sắc lăng"

Nghĩa là :                            

Nửa vòng ngang mở hang hoa thắm

Cánh nước nghiêng bay lụa mấy vần.

Nhưng cảnh đẹp đó đã hòa nhập với con người vùng sông nước càng lý thú hơn :

“Tùy bả ngọc bôi dòng thác bạc

Nhãn thiêu kim áp công luân chung

Nghĩa là :                      

Chén ngọc say nâng xen kẽ nắng

Vịt vàng quay chín nấu chung nhau

Cù Lao Rùa ngày nay lại càng đẹp hơn với những trái cây đặc sản như: bưởi, hành, trồng rau sạch đại trà, nuôi cá… nguồn thu nhập còn tăng gấp 3 lần cấy lúa, trồng mía. Hiện nay người dân Cù Lao rùa có thu nhập đầu người cao so với cả tỉnh. Bạn Vũ Hùng trong bài thơ “Gửi cụ Trịnh” đã lạc quan với quê hương Cù Lao Rùa, rằng : 

“Qui dự vân hà”, Bác viết xưa

Ráng chiều trời đẹp Cù Lao rùa

“Giỡn sóng” ngàn xưa vẫn như thế !

Nay bưởi hành hương thơm bốn mùa.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí